Khô cá sặc, cá lóc… là một trong cá loại đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước miền tây. Ngày hè đến là lúc người dân miền tây quê tôi đặc biệt là Đồng Tháp, An Giang xứ cá bắt đầu những mẻ khô, cá vừa giăng lưới dưới sông lên. Họ bắt đầu thả những mẻ lưới mới giăng, kéo những mẻ lưới đầy ấp các loài cá như cá lóc, cá sặc, cá trê, cá phi, cá chạch….
Thịt các loại cá sông cá đồng trong tự nhiên thì phải nói là rất chắc và thơm ngon, không bị tanh như các loại cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Cá được chế biến thành các món ăn trong các bữa cơm, hay làm mồi để nhâm nhi vài chén rượu thì hết xẩy. Phần còn lại thì được chế biến thành các món khô như khô cá sặc, khô cá lóc, khô cá ba sa, khô cá chạch…. để dùng từ từ không bị hư mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon đặc biệt của các loại cá này.


Cách chọn cá để làm khô:
Nội Dung Chính
Chọn những con cá lóc to tròn mập mạp để làm khô cá lóc, cá sặc thì chọn theo lứa, đặc biệt sặc bướm thì tùy vì nó không có size cụ thể, to nhỏ khác nhau. Cá được chọn phải tươi, không bị ươn (sìn) để đảm bảo chất lượng thịt cá thành phẩm.
Cách làm khô cá:
Cá lóc: bắt đầu đánh vảy, người nông phải làm sạch từng em cá tươi, bỏ ruột cá đi, cắt bỏ mang vây rồi thao tác xẻ đôi em cá, rửa sạch lại với nước. Sau đó cá được đem đi xếp lên những tấm lưới hoặc các dụng cụ bằng chất liệu kim loại như inox, nhôm, tôn… nhằm tạo độ nóng cho cá khi phơi nắng. Đem ra đặc ở các vị trí có nắng đều để phơi.


Khô cá sặc được chia làm hai loại: khô cá sặc bướm và sặc bổi:
Khô cá sặc bướm: con nhỏ, tự nhiên, sinh sống theo mùa con nước, có số lượng ít hơn và kích cỡ cũng không đều, giá thành tùy theo mùa, nhưng loại này giá sẽ thấp hơn vì nhỏ hơn sặc bổi.
Khô cá sặc bổi: con to hơn, dùng làm khô sẽ rất ngon, thịt thơm, dai, hàng tuyển tung ừ con to đẹp, rất tươi ngon.


Cá sặc sau khi được đánh vảy và sơ chế như cá lóc thì được tẩm ướp một lớp muối nhẹ để tạo độ săn chắc cho thịt cá, tránh bị ruồi bu và đẻ trứng (vì ruồi thích những mùi tanh hôi của cá).
Công đoạn phơi cá: cá sau khi được làm sạch và để lên vỉ thì được đem ra phơi với nắng. Công đoạn này rất quan trọng, người phơi phải canh nắng sau cho đều và gắt, nắng phơi tốt nhất là tầm 9h sáng tới 3h chiều. ( Nếu là khô một nắng thì phải lựa nắng thật gắt, trở đều qua lại cho cá được khô hai bên), đã gọi là một nắng thì chỉ phơi đúng một nắng tức một buổi trưa, nếu nắng không tốt thì cá sẽ không được khô và sẽ bị ươn.
Còn khô cá bình thường thì chúng ta sẽ phơi từ 3 4 nắng, tùy vào từng loại cá và sở thích ăn uống của mỗi người. Cầm khô cá đã ráo nước khô lại, thịt cũng săn chắc, không còn bị đọng nước là đã thành công.
Đóng gói và bảo quản:
Khô cá sặc sau khi được phơi khô thành phẩm là có thể sử dụng được. Chúng ta có nhiều cách chế biến như chiên, nướng, kho nước cốt dừa…. Tất cá đều cho một hương vị thơm ngon thuần túy của quê hương.
Khô cá có thể được bảo quản ở nơi khô ráo thoang mát là có thể dùng được cả tháng. Tuy nhiên, mướn sản phẩm khô cá sặc có thể dùng lâu hơn và đảm bảo được không bị môi trường xung quanh làm ảnh hưởng thì chúng ta nên đóng gói kĩ càng, sạch sẽ, có thể dùng cách đóng gói hút chân không.
Bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ giúp khô bảo quản được lâu hơn. có thể để thời gian lên đến 2 3 tháng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của khô.


Món quà ý nghĩa:
Khô được dùng làm quà tặng khi thăm bạn bè người thân, chiến hữu ở xa. Món quà mang tính dân dã đậm chất quê hương miền tây sông nước. Còn gì ý nghĩa hơn khi các dịp đi du lịch về trên tay cầm các món đặc sản khô cá cho người thân.
Những món ngon từ khô cá sặc:
Không ít chị em phụ nữ vẫn chưa biết khô cá sặc làm món gì ngon, bài viết này nhằm hướng dẫn chúng ta cách chế biến khô cá sặc thành những món ăn ngon cho bữa cơm gia đình hoặc có thể sử dụng chiêu đãi trong các buổi tiệc đều được cho là ý tưởng tuyệt vời nhé.
Để có một món ăn ngon từ khô cá sặc thì chắc chắn một điều là chúng ta cần có nguyên liệu tốt, đó là những con khô sặc loại ngon để làm cho những món ăn của chúng ta mới trông thật bắt mắt và chất lượng nhé. Cá sặc loại ngon các bạn có thể tìm mua loại thượng hạng hoặc loại 1 nhé, chúng ta tránh mua loại không rõ nguồn gốc, rẻ tiền rất có nguy cơ chế biến thiếu vệ sinh và phun thuốc chống ruồi, thuốc bảo quản nhé các bạn.
– Khô cá sặc chiên:
Nguyên liệu :
400g (3 con) khô cá sặc loại ngon (Loại thượng hạng)
Mỡ heo (có thể sử dụng dầu thực vật) tuy nhiên theo truyền thống người dân Nam Bộ xưa hay người Khơ-Me thì dùng mỡ heo để chiên khô là ngon nhất.


– Khô cá sặc nướng


– Gỏi xoài khô sặc (Khô cá sặc trộn gỏi xoài):
Nguyên liệu :
+ 4 con cá sặc khô : Bạn nên chọn khô cá sặc con to, dày thịt
+ 1 trái xoài xanh
+ 1 củ cà rốt
+ Một ít rau thơm (tùy chọn), dầu chiên
+ Nước mắm : 2 muỗng canh
+ Đường : 2 muỗng canh
+ Vài trái ớt và một ít tỏi


– Gỏi khô cá sặc dưa leo (Khô sặc trộn dưa leo):
Nguyên liệu :
– Khô cá sặc loại ngon : 4 con
– Thịt heo : thịt ba rọi
– ¼ quả thơm
– 3 trái dưa leo
– Một ít rau răm


– Gỏi khô cá sặc lá sầu đâu:
Nguyên liệu :
Sầu đâu : 300gr
Khô cá sặc : 300gr (có thể tìm mua loại ngon tại đây)
Thịt ba rọi : 200gr , cà chua, dưa leo
Xoài sống , nước mắm, nước cốt me
Đường, tỏi và ớt


– Gỏi đu đủ khô cá sặc ( Khô cá sặc trộn đu đủ )


– Cơm chiên cá mặn
Trên đây là các cách thông thường để chế biến cá sặc. còn rất nhiều cách chế biến khác mà các bạn có thể tham khảo thêm. Chúc các bạn lựa chọn được những con khô cá sặc chất lượng nhất để có được những bữa ăn ngon, lạ miệng.


Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.